Quan hệ với người Frank Giáo_hoàng_Stêphanô_II

Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.

Stephanus II tiếp tục chính sách nối lại tình hữu nghị với bộc tộc Frank. Đức Giáo hoàng liền quay sang Pêpinô. Các sứ giả Giáo hoàng tới Austrasia và sứ giả Franc tới Roma.

Truyền thuyết kể lại rằng mùa thu 753, Đức Têphanô II rời điện Latêranô, vượt dãy Alpes, tới Ponthion, nơi vua đang ngự. Được báo, Pêpinô cử Đức Đan Viện trưởng Thánh Đêni (là Fulrađô) tới chào đón Giáo hoàng, khi ông tới Thành Mauriciô–ở–Valais, rồi chính thái tử Carôlô (sau là Carôlô Cả) đón Giáo hoàng ở Langres.

Cuối cùng, khi đoàn kiệu Giáo hoàng chỉ còn cách vài dặm, đích thân nhà vua ra đón, thấy Giáo hoàng, vua xuống ngựa quỳ gối trước mặt ông, rồi cầm cương, như một mã quan tầm thường, và đưa người về cung. Đón tiếp, cảm động, nhưng cũng là khôn khéo chính trị! Đức Giáo hoàng và vua giờ đây là đồng minh. Ngày 28-7-754 tại Vương cung thánh đường Thánh Đêni Đức Têphanô II đích thân xức dầu phong vương cho Pêpinô và hai con của ông. Đức Giáo hoàng tuyên bố: "Giáng vạ kẻ nào không thần phục các đấng, và con cháu các đấng". Và ban tặng cho ông danh hiệu Quý Tộc Rôma, là một danh hiệu nguyên thủy chỉ ban tặng cho các hoàng đế La Mã. Ðiều này tạo nên sự trung kiên giữa đức Giáo hoàng và các vua người Frank, mà tột đỉnh của mối giao hảo là lễ đăng quang của Charlemagne, con của Pepin, ở Rôma năm 800. Chính sách Franc tại Ý liền đảo ngược và binh đội Pêpinô can thiệp chống quân Lombarđô.

Nội vụ kết thúc nhanh thôi, đánh nhau không có gì là nghiêm túc, Aistulf vua Lombarđô chấp nhận các điều kiện của Pêpinô, trong khi Binh sĩ Franc vây Pavia, bỏ Ravenna và toà Phó Đế cho kẻ thắng trận. Nhưng khi Binh sĩ Franc vừa rút khỏi dãy Alpes, Aistulf quên mọi lời cam kết, chẳng những không bàn giao Ravenna cho Giáo hoàng mà ngày 1-1-756, hắn còn vây thành Rôma nữa. Đức Têphanô II lại kêu gọi, Binh Đội Franc lại kéo qua, Lombarđô lại đầu hàng nhanh chóng. Nhưng lần này người ta có kinh nghiệm. Để Đức Giáo hoàng thoát tay thù địch có lẽ nên cung cấp cho người một ít phương tiện vật chất để hành động, nghĩa là làm cho người thành một lãnh tụ của một quốc gia? Thế là, do sức ép của người Lombarđô Quốc gia Giáo hoàng đã ra đời.